Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Cuộc không kích lớn nhất trong nhiều tuần của Nga nhằm vào lưới điện Ukraine
    Tin Việt Nam
Mỹ cân nhắc công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Nhà phê bình văn học đề cao Thị Nở
Cuốn tiểu luận phê bình đầu tiên của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cấp cho nhân vật Thị Nở một giá trị mới.

 


Từ mấy chục năm qua, Thị Nở cùng Chí Phèo của Nam Cao đã trở thành cặp uyên ương bất hủ của văn học Việt Nam. Ai cũng rõ, Thị Nở vô duyên, xấu gái, dở hơi bậc nhất làng Vũ Đại. Thế mà, trong cuốn sách vừa ra mắt, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đưa Thị Nở lên hàng đầu, lại còn đặt ngang với danh xưng “nhà văn” - “Nhà văn như Thị Nở”.

 

Bài viết nhân kỷ niệm 40 năm ngày mất của nhà văn Nam Cao (1991) xuất hiện trong cuốn sách chỉ sau lời giới thiệu, tách biệt hẳn với hai phần sau đó gồm các bài phê bình về văn học Việt Nam, là một dụng ý rõ ràng của Phạm Xuân Nguyên. Ông muốn từ đó, “nhà văn như Thị Nở” là thông điệp xuyên suốt trong cách nhìn nhận vấn đề của mình. Tên bài viết ấy cũng được lấy làm tên sách. 

 

"Cái bọn nhà văn dở hơi như Thị Nở" - cách hiểu ấy, nếu tồn tại, chẳng qua là trong câu chuyện phiếm mang lại dăm ba tiếng cười vui vẻ. Trong bài viết “Nhà văn như Thị Nở”, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên lý giải sự so sánh này ở góc độ khác, đến cùng cách cắt nghĩa tinh tế về nhân vật Thị Nở. Thị, với lòng yêu không suy tính, với bát cháo hành đến đúng thời điểm trong cuộc đời Chí, đã thức tỉnh khao khát làm người của hắn.

 

“Chí Phèo suýt khóc và hắn đã khóc khi được thức tỉnh về điều này. Bát cháo hành của Thị Nở vào lúc đó là đỉnh điểm hạnh phúc của Chí Phèo, đồng thời cũng là đỉnh điểm tấn bi kịch làm người của hắn (…) Thị Nở đã khơi dậy trong hắn mơ hồ cảm thức về quyền con người được lương thiện”, Phạm Xuân Nguyên viết. Từ đó, ông liên tưởng, nhà văn cũng như Thị Nở: “Văn học phải là cái hơi đó. Nhà văn phải làm sao tỏa được cái hơi đó. Sao cho mỗi trang văn là một bát cháo hành Thị Nở cho người đọc văn”.

 

“Nhà văn như Thị Nở” - như vậy có thể hiểu là: Nhà văn (ví như) Thị Nở; Nhà văn (cần) như Thị Nở; Nhà văn (hãy) như Thị Nở. Suy cho cùng, cũng là cách chơi chữ, chơi ý tưởng của nhà phê bình, để nói rằng, văn học cần chạm tới thiên lương của con người, đánh thức những xúc cảm nhân văn ở mỗi người đọc. Làm được điều đó, cũng như việc Thị Nở đã làm cho anh Chí, vốn là kẻ bần cùng, tha hóa nhất trong những kẻ bần cùng, tha hóa của xã hội mà Nam Cao từng dựng ra năm nào.

 

Ngoài bìa sách là một Phạm Xuân Nguyên trông có chút tư lự, trông có chút “dở hơi”. Tự làm xấu mình, "gã phê bình ấy" hẳn cũng có lúc mong mình được là một Thị Nở trong làng phê bình văn học, được mang hơi cháo hành thức tỉnh đôi điều, khơi dậy những cảm xúc hướng thiện nào đó, ít nhất với những người đọc sách ông.





Bìa cuốn "Nhà văn như Thị Nở" của Phạm Xuân Nguyên.

 

Cuốn sách chia làm hai phần, tập hợp những bài viết, phê bình của Phạm Xuân Nguyên về các tác giả văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 tới nay, phụ đề là “Nguyên văn 1” (Những bài viết phê bình của Nguyên).

 

Phần một: “Người của hôm qua”, gồm 35 tác giả, những người “vang bóng một thời” trong văn chương Việt và phần hai - “Người của hôm nay” - gồm 16 tên tuổi tác giả đã, đang góp những thành tựu xuất sắc cho nền văn học. Từ mạch chung, Phạm Xuân Nguyên trong mỗi bài viết đều đi tìm cái “hương cháo hành” ở các nhà thơ, nhà văn, dịch giả, nhà phê bình mà ông viết về. Ông chú trọng tìm cái tinh túy, với góc nhìn nhân văn để bắt được cái nhân văn của tác giả đối với câu chuyện, nhân vật của họ.

 

Viết về Thế Lữ, ông xúc động trước truyện ngắn “Câu chuyện trên tàu thủy” mà có thể ít người từng đọc, trong đó kể câu chuyện một kẻ cướp mủi lòng trước kẻ nhà quê nghèo hèn hơn mình, giúp đỡ để rồi sau đó thì tiếc hùi hụi khi biết kẻ đó thực ra chỉ ngụy trang để che giấu việc anh ta mang trong người rất nhiều tiền. Tuy nhiên, trong cái giây phút mủi lòng rất lương thiện, tên cướp nhận thấy phần con người chưa đánh mất của hắn. “Tác giả đã khéo cho thấy cả tâm lý của hai hạng người: cái ranh mãnh của người nhà quê và sự cảm động thức dậy trong người làm một nghề xấu xa”, Phạm Xuân Nguyên nhận định.

 

Trong bài viết về dịch giả Nam Trân, nhà phê bình tìm thấy cái thần, cái tình của dịch giả khi chuyển tải được giọng điệu, cái hơi của chuyện, tinh thần Xô viết trong tập truyện “Người Xô Viết chúng tôi”.

 

Phạm Xuân Nguyên chú ý tới những điều mà ít người nói hoặc để ý đến, cả những thành tựu văn học có thể bị bỏ quên, ít được công nhận, như thơ của Nguyễn Tuân, truyện ngắn của Thế Lữ… Quan trọng hơn cả là những đóng góp về nội dung, nghệ thuật để làm nên cái hay, cái đẹp cho văn học.

 

Bản thân nhà phê bình xuất hiện rõ nét trong các bài viết, khẳng định góc nhìn của mình: “Với tôi…”, “Tôi nhấn mạnh”… Ông cho thấy sự sẵn sàng đứng mũi chịu sào, thẳng thắn nhìn nhận vấn đề, đặt mình vào bối cảnh để đưa ra quan điểm riêng, không trốn tránh, trước cả những cuộc tranh cãi văn chương hay câu chuyện hậu trường làng văn.

 

Tác giả, cũng có lúc phân thân giả tưởng, để đối thoại với những người viết đã khuất. Trong “Nhà văn như Thị Nở” có hai cuộc đối thoại ấn tượng: giữa nhà phê bình với Hàn Mặc Tử để cắt nghĩa tính chất thơ siêu thực của ông. Phạm Xuân Nguyên dựng lên một Hàn thi sĩ vừa mơ vừa thực, và người đọc thấy được trong đó nhận định của nhà phê bình, đó là Hàn Mặc Tử không cố tạo ra cái siêu thực mà nó tự thân ở trong con người ông, mới dẫn tới chuyện nhà thơ sáng tác trong trạng thái nửa mơ, nửa điên. Hay trong cuộc đối thoại với Nguyễn Bính, Phạm Xuân Nguyên dựng lại cả diện mạo mảng thơ viết về mùa xuân, với khí vị thơ vừa tình vừa đượm chút buồn của nhà thơ hàng đầu của thôn quê Việt.

 

Khen cái thiện và chê để hướng thiện là điều dễ thấy trong sách Phạm Xuân Nguyên. Như khi nhắc lại chuyện nhà phê bình Hải Triều dẫn đầu phái nghệ thuật vị nhân sinh đối đầu với phe nghệ thuật vị nghệ thuật đầu thế kỷ 20, Phạm Xuân Nguyên cho rằng, Hải Triều đã cực đoan hóa khái niệm “nghệ thuật vị nghệ thuật” so với bản chất của nó để tôn lên lý tưởng văn học mang theo sứ mệnh xã hội mà ông theo đuổi, xem nhẹ yếu tố văn chương nghệ thuật. Tuy vậy, Phạm Xuân Nguyên đánh giá cao Hải Triều ở chỗ đã duy trì quan điểm, thống nhất, đi trọn con đường đã chọn từ đầu.

 

Tóm lại, người đọc đọc được gì từ “Nhà văn như Thị Nở”? Đó là không khí văn chương suốt thời kỳ dài của văn học hiện đại Việt Nam, bao gồm cả sáng tác, dịch thuật, phê bình, với những tên tuổi hàng đầu. Ở phần “Người của hôm qua”, ông nhìn lại, định giá một cách công bằng, phân minh nhiều tác giả và xuất hiện gần như đủ đầy nhiều gương mặt: từ Thế Lữ, Hải Triều, Hoài Thanh, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Xuân Diệu, Nam Cao, Tố Hữu, Nguyễn Huy Tưởng, Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán... Ở phần người nay, tuy cũng nhắc đến nhiều tác giả sáng giá nhưng cái nhìn chưa thật đầy đủ, toàn diện, ví dụ, có thể thấy Bảo Ninh mà không có Lê Lựu, thấy Nguyễn Quang Lập mà không có Nguyễn Huy Thiệp… hay văn học trẻ đương đại chỉ có tên tuổi Vi Thùy Linh. Có lẽ, tác giả còn dành cho một “Nguyên văn 2” ra đời.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)
    Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ 3 (07-11-2023)
    Giáo sư, phó giáo sư trẻ nhất vừa được công nhận năm 2023 là ai? (06-11-2023)

Các bài viết cũ:
    'Almanach - Những nền văn minh thế giới' bổ sung nội dung (21-03-2014)
    Sách mới của Dan Brown ra mắt tại Việt Nam (20-03-2014)
    Tâm linh và huyền bí sắc dục trong văn chương (18-03-2014)
    Thư tình nóng bỏng của Ernest Hemingway được đấu giá (12-03-2014)
    'Phật ở tầng áp mái' - bài ca về sự bền bỉ của phụ nữ (09-03-2014)
    Sài Gòn một thuở văn nhân (11-02-2014)
    'Hai vạn dặm dưới biển', cuộc khám phá đại dương của lòng người (05-02-2014)
    Tết tuổi thơ trong 'Mùa trôi trên quang gánh' (27-01-2014)
    Ra mắt hai cuốn sách ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp (21/01/2014) (21-01-2014)
    ‘Ngày cuối trong đời Socrates’ - chân dung triết gia vĩ đại  (13-01-2014)
    Tình phụ tử cảm hóa cái xấu (09-01-2014)
    '49 cây cơm nguội' và những số đếm quanh đời người (29-12-2013)
    103 khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời Tướng Giáp (25-12-2013)
    Yêu Việt Nam với 'Tìm lại con đường tơ lụa trên biển Đông' (16-12-2013)
    Vũ Đình Liên và câu chuyện với người đàn bà điên (12-12-2013)
    Tác phẩm của Phong Điệp, Nguyễn Việt Hà ra mắt ở Pháp (09-12-2013)
    Hồi ký người kiến tạo Malaysia (06-12-2013)
    Phát hành bản tiếng Việt tiểu thuyết trinh thám của Marc Levy (05-12-2013)
    Cuộc tình lãng mạn trong 'Hẹn hò với châu Âu' (03-12-2013)
    Chủ nhân Nobel 2006 tự nhận là người cuồng viết (02-12-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152936565.